Đảng - đoàn thể

Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em
Ngày đăng 07/05/2025 | 12:56  | Lượt truy cập: 12

Rất nhiều thương tích nghiêm trọng tại trường có thể phòng tránh được nếu Giáo viên, cha mẹ học sinh và các em có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.

1. Phòng ngã:

+ Không chạy nhảy, đùa nghịch, không xô đẩy nhau , không học và chơi gần những nơi không an toàn.

+ Bàn ghế, đồ chơi hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.

+ Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.

+ Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.

2. Phòng tránh tai nạn giao thông :

+ Thực tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy….

+ Không tụ tập trước cổng trường, không chạy xe hàng hai hàng ba…...

3. Phòng tránh ngộ độc thức ăn :

+ Không ăn hàng rong xung quanh cổng trường.

+ Phải ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi, ăn uống hợp vệ sinh.

+ Không ăn quà, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….

+ Không được tự uống thuốc.

+ Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với rác thải

4. Phòng tránh bỏng:

+ Phòng thí nghiệm phải có nội quy, hướng dẫn an toàn hóa chất, an toàn điện, không chơi đùa quanh khu chế biến, nấu ăn, các thùng vôi, thùng hóa chất, phích nước.

+ Tránh xa nơi dây điện bị đứt.

+ Không để các vật dễ cháy gần ngọn lửa,…

+ Tìm hiểu, tập các kỹ năng thoát nạn khi gặp sự cố cháy nhà

5. Phòng tránh đuối nước:

+ Trẻ em cần rèn luyện thể lực và biết bơi theo quy định.

+ Khi đi bơi phải tuân thủ quy tắc an toàn.

+ Không chơi gần ao hồ, sông suối một mình.

+ Khi xảy ra lũ lụt, học sinh đi học qua sông suối phải có người lớn đưa và phải đảm bảo an toàn.

+ Khi đi đò, thuyền,... phải mặc áo phao bảo hộ

+ Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.

+ Không tụ tập bơi lội, nhảy cầu….

+ Không nên nhảy xuống nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, khi đi bơi nên đi chung với người bơi giỏi, phải mặc áo phao khi bơi và khi đi tàu thuyền, Học bơi phải có người lớn hướng dẫn

6. Phòng tránh điện giật:

+ Không cắm bất cứ vật gì vào ổ cắm điện vì có thể bị điện giật hoặc gây hỏa hoạn.

+ Khi tự cắm điện/bật công tắc điện cần giữ tay thật khô và đi dép.

+ Không được leo lên hàng rào quanh một trạm biến áp điện hay cột điện

+ Không thả diều gần đường dây điện hoặc trạm biến áp vì diều và dây có thể dẫn điện gây điện giật.

+ Nhìn kỹ đường dây điện phía trên trước khi trẻ quyết định leo lên một cái cây nào đó vì điện có thể truyền qua nhánh cây khiến trẻ bị giật.

+ Không bao giờ đi gần một dây điện bị đứt, nhất là vào lúc trời mưa.

7. Vật sắt nhọn đâm, cắt tuyệt đối không cho học sinh mang đến trường, chơi những vật như dùi, dao, kéo, gậy, súng cao su, vật nhọn, que sắt…

8. Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học

+ Giáo dục ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau trong trường.

+ Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kéo, súng cao su và các vật sắc, nhọn.

+ Giáo viên thường xuyên quản

9. Cách phòng tránh Động vật cắn : Ong đốt, Rắn cắn, chó mèo cắn,…

+ Chó, mèo phải được tiêm chủng

+ Không thả chó bừa bãi, khi cho chó ra đường phải có rọ mõm.

+ Phát quang bụi rậm xung quanh nhà.

Trên đây là một số kiến thức về phòng chống TNTT để các em có thể tự bảo vệ mình và giúp đỡ bạn bè phòng tránh TNTT góp phần tạo nên một ngôi trường lành mạnh, an toàn cho các em vui chơi, học tập.

 

Bản đồ hành chính