1. Đối tượng kiểm tra:
Đối với các cơ sở thực phẩm: Tập trung vào các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, các chợ, cửa hàng tiện ích, cơ sở kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụ ng nhiều trong dịp Tết và Lễ hội như: Thịt, các sản phẩm từ thịt, rau, củ, quả, rượu, bia, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt kẹo, phụ gia thực phẩm…
2. Nội dung kiểm tra:
- Tập trung kiểm soát chất lượng thực phẩm các khâu: Nguồn gốc nguyên liệu, vận chuyển, bảo quản; quá trình sản xuất, chế biến; nhập khẩu và lưu thông trên thị trường; việc sử dụ ng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, phẩm màu trong chế biến thực phẩm; chất cấm trong chăn nuôi; sử dụ ng kháng sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; tiếp tụ c kiểm soát việc sử dụng salbutamol trong chăn nuôi; kiểm soát thực phẩm là hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, nhập lậu
- Kiểm tra về công bố sản phẩm: Việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm và các hồ sơ,tài liệu pháp lý quy định tại Chương II và Chương III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ.
- Kiểm tra về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm: Cơ sở thuộc diện cấp và không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu: kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm theo thứ tự ưu tiên sau: Các sản phẩm thuộc diện miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018, sản phẩm/lô hàng áp dụng phương thức kiểm tra giảm, sản phẩm/lô hàng áp dụ ng phương thức kiểm tra thông thường (đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm tại Phụ lụ c II, III, IV, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
- Kiểm tra về ghi nhãn thực hiện theo quy định tại Chương VII, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngay 02/02/2018 của Chính phủ
- Kiểm tra về quảng cáo: Kiểm tra về quảng cáo đối với các nhóm thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi thực hiện quảng cáo quy định tại Điều 26 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
- Kiểm tra về sản xuất, kinh doanh và sử dụ ng phụ gia thực phẩm thực hiện theo quy định tại Chương X, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.
- Kiểm tra về truy xuất nguồn gốc thực phẩm thực hiện theo quy định tại Chương XI, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ; quy định tại Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021 về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định có liên quan.
- Tăng cường lấy mẫu giám sát chất lượng, ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản lưu thông trên địa bàn huyện, tập trung vào sản phẩm rủi ro cao, tiêu thụ nhiều nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và điều tra, thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với các trường hợp nông sản thực phẩm không bảo đảm an toàn.
3. Các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng xử lý:
- Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 67 /2012/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chỉnh phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định về hành vi, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ Quy định về hành vi, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo luờng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về hành vi, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.
- Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ Quy định về hành vi, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; việc áp dụ ng xử lý vi phạm phải đúng quy định pháp luật, kết quả xử lý công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.