Văn bản chỉ đạo của ubnd

BỆNH DẠI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG
Ngày đăng 30/07/2024 | 07:15  | Lượt truy cập: 18
1. Thông tin về bệnh Dại:
Chó, mèo là vật nuôi quen thuộc đối với rất nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng dịch và không được chăm sóc đúng cách, chúng sẽ dễ trở thành “thú dữ”, gây hại đến sức khỏe của con người.
Khi đã lên cơn dại, người bệnh chắc chắn sẽ tử vong 100%. Điều đáng nói, các ca tử vong vì dại chủ yếu là do chó, mèo của gia đình hoặc hàng xóm cắn. Chính tâm lý chủ quan “chó nhà” nên đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Ở nước ta, từ đầu năm đến nay đã có 17 người tử vong vì bệnh Dại. Đại đa số là trẻ em và người già bị chó cắn là chủ yếu. Nhiều trường hợp do chủ quan nên dẫn đến tử vong.
Để bà con hiểu về bệnh Dại, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin để bà con cùng nắm rõ và có biện pháp phòng, chống hiệu quả:
- Bệnh dại là gì: Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật. Ở nước ta, nguồn bệnh dại chủ yếu là từ chó, mèo.
- Thời gian ủ bệnh: ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Biểu hiện của bệnh dại trên người: Thời gian ủ bệnh ở người thường từ 2 - 8 tuần, có thể kéo dài đến trên 1 năm. Thời gian này phụ thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và số lượng virus được truyền sang người. Người bị mắc bệnh dại cũng có 2 thể bệnh lâm sàng là thể:
- Thể điên cuồng (hung dữ): thường biểu hiện triệu chứng gào thét, tăng cảm giác của các giác quan, sợ gió, sợ nước nên thường được gọi là bệnh sợ nước, bị hoang tưởng, đập phá, co thắt thanh quản...
- Thể bại liệt: bệnh nhân thường nằm im lìm, hay có liệt hướng lên, liệt hô hấp. Tất cả các bệnh nhân lên cơn dại đều bị tử vong sau 7 -10 ngày.
Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
+ Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương;
+ Không nuôi chó, mèo không tiêm phòng bệnh dại,
+ Không nuôi chó thả rông;
+ Không để chó cắn người,
+ Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm
- Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:
+ Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
+ Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%.
+ Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
+ Đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
+ Tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam và các phương thuốc dân giang, gia truyền.
+ Đối với chó nuôi có đăng ký đã được tiêm phòng dại hàng năm, cần theo dõi con vật trong vòng 14 ngày.
+ Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày; trong trường hợp chưa cắn, cào người thì phải tiêu hủy.
2. Xử lý vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi chó, mèo không thực hiện đúng quy định về phòng chống bệnh Dại
Theo quy định tại Nghị định số 04/2020/NĐ – CP ngày 03/01/2020 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, cụ thể như sau:
+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đống đối với hành vi không thực hiện việc tiêm phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác của động vật.
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Bản đồ hành chính