Kinh tế chính trị

UBND xã Hiền Ninh khuyến cáo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản trên địa bàn xã Hiền Ninh năm 2024
Ngày đăng 16/05/2024 | 09:32  | Lượt truy cập: 12

 

Hiện nay thời tiết đang là lúc giao mùa khí hậu có biến đổi thất thường, đây là thời điểm các loại dịch bệnh thường xảy ra trong đàn vật nuôi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời rất dễ phát sinh do mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút) có điều kiện thuận lợi để sinh sôi nảy nở, phát tán nhanh qua không khí, qua thức ăn nước uống vật dụng chuồng nuôi.

Hiền Ninh với tổng đàn gia súc, gia cầm lớn: Đàn trâu bò 1.375 con, đàn lợn 1.202 con, đàn gia cầm 28.550 con, đàn chó mèo 3.850 con, để đảm bảo việc chăm sóc tốt cho đàn gia súc, gia cầm cũng như phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Trong quá trình nuôi, chăm sóc người chăn nuôi phải thường xuyên kiểm tra đàn vật nuôi, khi phát hiện con vật không bình thường (bỏ ăn, sốt, ho, con vật đi đứng không bình thường, thích nằm). Cần tách nuôi nhốt riêng để theo dõi và kiểm tra để có biện pháp phòng trị bệnh tích cực.

Để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi, các hộ chăn nuôi cần chủ động, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học như sau:

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin đảm bảo cho đàn gia súc gia cầm.

- Đối với đàn trâu bò tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng, viêm da nổi cục.

- Đối với đàn lợn đảm bảo tiêm phòng 4 bệnh đỏ và bệnh tai xanh, lở mồm long móng và sử dụng vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi để phòng chống dịch bệnh tại địa phương theo hướng dẫn tại văn bản số 4870/BNN-TY, ngày 24/7/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sử dụng vắcxin phòng bệnh dịch tả Lợn Châu Phi.

- Đối với đàn gia cầm đảm bảo tiêm đầy đủ vắc xin cúm gia cầm.

- Đối với đàn chó mèo tiêm phòng bệnh dại.

 

Ngoài việc tiêm phòng vắcxin cho đàn gia súc, gia cầm thì các hộ chăn nuôi cần chú ý vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng, vệ sinh cơ giới, quét dọn chuồng trại, khơi thông cống rãnh xong phun thuốc sát trùng như: I odine 10%, Hanlodine, Benkocid, phun định kỳ khi vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Ngoài ra đảm bảo dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

Việc tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi và vệ sinh khử trùng chuồng nuôi hiện là một trong những biện pháp chủ động, hữu hiệu để phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững, thì các hộ chăn nuôi cũng phải tự giác, chủ động tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi theo quy định.

Để công tác phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả, người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, đồng thời, tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi khác tăng cường chấp hành các quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về bảo vệ môi trường. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hộ chăn nuôi và cán bộ thú y xã cùng với sự quan tâm. Để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và giảm bớt thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.

Trên đây là một số biện pháp phòng, chống bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Đề nghị người dân thực hiện tốt các biện pháp trên./.

Bản đồ hành chính